Page 16 - Giao trinh dien tu Truong CD GTVT Trung uong I
P. 16

Chấp nhận cả những điểm mạnh cũng nhƣ điểm tồn tại của đối tác

                         Mỗi ngƣời một hoàn cảnh, có lúc sung sƣớng, lúc đau khổ, có lúc may mắn, lúc
                  hoạn nạn khó khăn do vậy cần chấp nhận nhau cả lúc vui lẫn lúc khổ, cả khi hạnh phúc
                  lẫn khi hoạn nạn khó khăn, cả lúc khoẻ cũng nhƣ lúc yếu.Có nhƣ vậy mới tạo đƣợc

                  mối quan hệ có chiều sâu và bền vững.
                         * Sống “ mình vì mọi người, mọi người vì mình”

                         Đó là cách sống, giao tiếp biết ngƣời, biết ta, không ích kỷ, không chỉ biết lợi
                  ích riêng của mình, phải biết quan tâm đến ngƣời khác, không sống theo kiểu cá lớn
                  nuốt cá bé, không áp chế ngƣời dƣới tranh phần lợi về mình, không lấn át vi phạm

                  quyền lợi của ngƣời khác, biết cách sống trong tập thể.
                         Các nguyên tắc giao tiếp nhƣ tôn trọng, chấp nhận, lắng nghe đối tƣợng cũng là

                  những nguyên hành động của nhân viên xã hội trong hoạt động của mình. Thực hiện
                  tốt những nguyên tắc đó nhân viên xã hội sẽ đạt đƣợc hiệu quả cao trong giao tiếp với

                  đối tƣợng, cũng nhƣ trong việc hỗ trợ đối tƣợng giải quyết vấn đề.
                         * Kiên nhẫn và biết chờ đợi:

                         Sự chờ đợi giúp cho đôi bên hiểu nhau và nhận thức đúng về vấn đề cần giao
                  tiếp. Không nên nôn nóng, vội vàng kết luận về khía cạnh nào đó về đối tƣợng  khi
                  chƣa có đầy đủ căn cứ. Bởi vì nếu đó là đánh giá tiêu cực  thì nó sẽ gây ảnh hƣởng

                  không thuận lợi cho cả quá trình giao tiếp về sau.
                         Sự chờ đợi chính là tạo ra thời gian để các bên hiểu nhau và hoà nhập với nhau.

                         1.4.3. Vui vẻ trong giao tiếp
                         Cởi mở là sự bộc lộ bản thân mình với ngƣời khác.
                         Theo Sidney: cởi mở nghĩa là vén màn bí mật, làm cho rõ ràng, hoặc bộc lộ mình.

                         Tự cởi mở là hành động bộc lộ mình để ngƣời khác có thể hiểu đƣợc mình. Cá
                  nhân có thể chia sẻ những suy nghĩ, ý tƣởng, cảm xúc, tâm trạng của mình với ngƣời

                  khác, chia sẻ niềm tin, giá trị, những kinh nghiệm của mình, kể cả những cảm xúc tiêu
                  cực nhƣ tức giận, ấm ức, những nỗi đau khổ, điều thầm kín của mình với ngƣời khác.

                         Đối với nhiều ngƣời cởi mở không phải là điều dễ dàng, mà là điều đáng sợ, sợ
                  bị chê cƣời, bị khƣớc từ, bị cho là ngớ ngẩn. Do mặc cảm, có ngƣời che dấu ý nghĩ,

                  cảm xúc của mình, tránh né đối thoại. Họ tự che dấu mình bằng cách quan hệ sáo rỗng,
                  hình thức, bề ngoài. Chính điều này dẫn tới sự cô đơn và ngày càng tách rời họ với
                  xung quanh.

                         Sự cởi mở bản thân là khả năng nói về mình trung thực , đầy đủ và cần thiết cho
                  một cuộc giao tiếp có hiệu quả. Mỗi cá nhân không thể giao tiếp một cách thực sự với

                  ngƣời khác hoặc biết về ngƣời khác trừ phi anh ta có khả năng cởi mở bản thân.
                         Cửa sổ Johari:

                                                              13
   11   12   13   14   15   16   17   18   19   20   21