Page 13 - Giao trinh dien tu Truong CD GTVT Trung uong I
P. 13

cạnh xã hội này bao gồm nhƣ tính chất mối quan hệ giữa các chủ thể giao tiếp (vai trò,

                  địa vị, tuổi tác, mức độ thân quen...) hay mục đích của giao tiếp...
                         Sự hiểu biết bằng ngôn ngữ phải tuân theo một số những ràng buộc về thao tác,
                  các qui tắc văn phạm, ngữ pháp.

                         Trong giao tiếp ngôn ngữ, các cá nhân nghe và nói cần phải hoạt động nhanh
                  chóng để theo kịp lƣu lƣợng thông tin.

                         Các quy tắc của ngôn ngữ cho phép phân biệt từ đƣợc sử dụng trong giao tiếp
                  và nghĩa mà nó bao hàm.
                         Câu nói và viết là cấu trúc bề mặt của ngôn từ và nghĩa là cấu trúc ngữ nghĩa.

                         Hàm ngôn và hiển ngôn là một trong những đặc trƣng của giao tiếp ngôn ngữ,
                  do vậy nó đƣợc đề cập tƣơng đối nhiều trong nghiên cứu về giao tiếp.

                         Trong sinh hoạt hàng ngày ngƣời ta thƣờng gọi là kiểu nói “ẩn ý” hay “ám chỉ”
                  và nghĩa của nó phụ thuộc vào hoàn cảnh giao tiếp, đòi hỏi đối tƣợng phải hiểu theo

                  cách nói đặc trƣng trong tâm lý – xã hội và chỉ những ngƣời trong cùng một bối cảnh
                  giao tiếp mới có thể cùng hiểu đƣợc ý nghĩa đằng sau (hàm ý) của hiển ngôn đó.

                         Ví dụ nói: “Thƣa cô mƣời một rƣỡi rồi ạ!”.
                         Trong trƣờng hợp hiển ngôn, khi nghe câu nói đó ngƣời ta hiểu đúng là mƣời
                  một giờ rƣỡi. Còn theo hàm ngôn thì học sinh ngầm nhắc cô giáo là hết giờ học rồi, đề

                  nghị cô cho nghỉ. Nhƣ vậy hàm ý (hàm ngôn) của một câu nói phụ thuộc rất nhiều vào
                  tình huống, bối cảnh giao tiếp, phụ thuộc vào tâm thế, cách suy nghĩ tâm trạng của mỗi

                  cá nhân và mối quan hệ xã hội của các đối tƣợng tham gia vào hoàn cảnh giao tiếp đó.
                         Hai cách sử dụng trên của ngôn ngữ đƣợc sử dụng với những mức độ khác nhau
                  trong những tình huống giao tiếp khác nhau. Trong hoàn cảnh giao tiếp chính thức

                  ngƣời ta thƣờng sử dụng nhiều hình thức hiển ngôn, còn trong cuộc sống hàng ngày,
                  giao tiếp không chính thức thì ngƣời ta thƣờng sử dụng cách hàm ngôn.

                         Hình thức hàm ngôn làm cho giao tiếp tăng tính phong phú, sinh động và tế nhị,
                  tuy nhiên không nên lạm dụng quá nhiều hình thức này vì nó sẽ làm giảm đi tính cởi

                  mở, thẳng thắn giữa các cá nhân với nhau.
                         * Các hình thức giao tiếp ngôn ngữ:

                         Giao tiếp ngôn ngữ là hình thức giao tiếp đặc trƣng cơ bản nhất trong giao tiếp xã
                  hội và đƣợc thể hiện chủ yếu dƣới hai hình thức ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
                         - Ngôn ngữ nói

                         Ngôn ngữ nói là tiếng nói của con ngƣời, là vỏ vật chất có ý thức của tƣ duy,
                  tình cảm. Ngôn ngữ nói bao gồm các thành phần ngữ pháp, từ vựng và ngữ âm

                         Ngôn ngữ nói đƣợc sử dụng nhƣ một công cụ giao tiếp toàn năng, bởi vì nó đơn
                  giản, tiện lợi, nhanh chóng và hiệu quả, vì nó có sự tham gia của phản hồi, đƣợc sự hỗ

                                                              10
   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17   18