Page 12 - Giao trinh dien tu Truong CD GTVT Trung uong I
P. 12

con ngƣời tiếp nhận những suy nghĩ của ngƣời khác, nhận biết tâm trạng, cảm xúc,

                  mong muốn, những ý tƣởng của họ.
                         Ngôn ngữ là công cụ cơ bản của giao tiếp xã hội chỉ có riêng ở con ngƣời,là sản
                  phẩm văn hoá xã hội, đƣợc loài ngƣời sáng tạo và phát triển qua nhiều năm.

                         Ngôn ngữ mang tính chất tổng hợp, tƣợng trƣng có thể truyền đi đến bất kỳ một
                  loại thông tin nào (diễn tả trạng thái tâm lý, đời sống tinh thần, sự vật hiện tƣợng…)

                         Ngôn ngữ mang tính lịch sử xã hội: kế thừa và phát triển cùng với nền văn hoá,
                  văn minh của xã hội.

                         *Chức năng và đặc trƣng của giao tiếp ngôn ngữ:
                         Chức năng của giao tiếp ngôn ngữ
                         Giao tiếp ngôn ngữ có ba chức năng cơ bản:, đó là:

                         Chức năng thông báo:
                         Giao tiếp ngôn ngữ giúp các cá nhân truyền đạt, thông báo cho nhau các thông

                  tin về sự vật, hiện tƣợng, về trạng thái tâm lý, nguyện vọng của mình tới đối tác giao
                  tiếp. Qua giao tiếp ngôn ngữ con ngƣời truyền đạt cho nhau tri thức, kinh nghiệm từ cá

                  nhân này sang cá nhân khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác.
                          Chức năng diễn cảm:
                         Khi giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ cá nhân nói rõ, thể hiện rõ thái độ của

                  mình về các hiện tƣợng, sự vật, vấn đề. Với cách sử dụng ngôn từ, cú pháp, trật tự
                  câu... các chủ thể giao tiếp biểu lộ đƣợc ý kiến, sự nhấn mạnh cũng nhƣ cảm xúc, tâm

                  trạng của mình.
                         Chức năng tác động:
                         Giao tiếp ngôn ngữ là một trong những kênh giao tiếp có tính tác động lớn tới

                  đối tƣợng giao tiếp mà chủ thể giao tiếp đang hƣớng tới. Không chỉ bản thân thông tin
                  mà cách thể hiện qua câu nói, cách sử dụng từ vựng, cú pháp, có thể kích thích hoặc

                  gây ức chế cho đối tƣợng giao tiếp.
                         Mức độ tác động của ngôn ngữ trong giao tiếp còn bị quy định bởi các yếu tố

                  khác nhƣ mối quan hệ xã hội giữa các chủ thể giao tiếp, đặc điểm tâm lý, vai trò, vị
                  thế, của các đối tác.

                         Các đặc trưng của giao tiếp ngôn ngữ:
                         Cơ chế để hiểu ngôn ngữ gắn chặt với cơ chế tri giác và những kinh nghiệm của
                  tri giác có ảnh hƣởng lớn đến sự mã hoá, giải mã và ghi nhớ thông tin.

                         Trong giao tiếp ngôn ngữ, các cá nhân cùng nhau xây dựng ý nghĩa của mã từ
                  và tạo ra hoàn cảnh xã hội giao tiếp bằng tổng hợp những nhân tố xã hội khác.

                         Các khía cạnh xã hội của giao tiếp ảnh hƣởng tới cách ứng xử ngôn từ, mặt
                  khác ngôn ngữ lại trở thành mặt xã hội có ảnh hƣởng đến tiến trình giao tiếp. Các khía

                                                               9
   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17