Page 11 - Giao trinh dien tu Truong CD GTVT Trung uong I
P. 11

giao tiếp, giao tiếp phi ngôn ngữ chiếm 55%, giao tiếp ngôn ngữ chi chiếm 7%, còn lại

                  38% là giọng nói của ngƣời truyền tin. Đây là kết quả phản ánh giao tiếp đặc trƣng ở
                  Mỹ và ở một số nƣỏc châu Âu. Ở các nƣớc châu Á thì việc sử dụng phi ngôn ngữ ít
                  dùng hơn.

                         Giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ ít khi tách rời nhau, mà thƣờng bổ sung
                  cho nhau. Vì vậy, để giao tiếp hiệu quả, chủ thể giao tiếp phải biết kết hợp giữa giao

                  tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ.
                         Các loại giao tiếp trên luôn đan xen nhau, hỗ trợ nhau trong quá trình giao tiếp.

                  Có những trƣờng hợp giao tiếp vừa là loại hình giao tiếp này, vừa là loại giao tiếp
                  khác. Chẳng hạn, giao tiếp giữa thầy giáo với sinh viên trên lớp vừa là giao tiếp chính

                  thức, vừa là giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, vừa là giao tiếp trực tiếp và là giao
                  tiếp giữa cá nhân với nhóm.

                         1.4. Nguyên tắc giao tiếp

                         1.4.1.  Khái niệm nguyên tắc giao tiếp
                         Nguyên tắc giao tiếp là hệ thống những quy tắc giao tiếp ứng xử đƣợc xã hội
                  thừa nhận là chuẩn mực và con ngƣời cần phải tuân theo.

                         1.4.1. Tôn trọng vai trò của giao tiếp bằng lời và bằng chữ viết trong việc duy

                  trì hiệu quả hệ thống làm việc và mối quan hệ công việc tích cực
                         Ngôn ngữ là hệ thống ký hiệu dƣới dạng từ, ngữ, chứa đựng ý nghĩa nhất định
                  tƣợng trƣng cho sự vật, hiện tƣợng cũng nhƣ thuộc tính và các mối quan hệ của chúng,

                  đƣợc con ngƣời quy ƣớc và sử dụng trong quá trình giao tiếp.
                         Ngôn ngữ đƣợc chia thành ngôn ngữ bên trong và ngôn ngữ bên ngoài.

                         Ngôn ngữ bên ngoài là ngôn ngữ đƣợc thể hiện ra bên ngoài bằng tiếng nói và
                  chữ viết, đƣợc sử dụng cơ bản trong giao tiếp.
                         Ngôn ngữ bên trong là ngôn ngữ cho mình, hƣớng vào chính mình, nhờ nó con

                  ngƣời hình thành những suy nghĩ trƣớc khi thông báo cho ngƣời khác, là những suy
                  nghĩ mà cá nhân tự nghĩ trong mình, tự nói với mình.

                         Trong giao tiếp ngôn ngữ đƣợc sử dụng nhƣ một công cụ để truyền đạt các nội
                  dung thông tin của quá trình giao tiếp giữa các cá nhân và tạo ra những biến đổi trạng

                  thái tâm lý hay hành vi của họ.
                         Ngôn ngữ trong quá trình giao tiếp có tác động định hƣớng kế hoạch hoá, thực

                  hiện và kiểm tra. Nhờ có ngôn ngữ mà trong giao tiếp quá trình mã hoá hay giải mã
                  thông tin đƣợc thực hiện và qua đó ngƣời ta có thể thông báo những suy nghĩ, hiểu
                  biết, tình cảm và mong muốn của mình cho ngƣời khác. Mặt khác, thông qua ngôn ngữ





                                                               8
   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16