Page 45 - Giao trinh dien tu Truong CD GTVT Trung uong I
P. 45

2.2. Di chuyển máy vào Gara
                         - Khi cho máy vào ga ra cần quan sát kỹ nơi đặt máy để thuận lợi cho các

                  xe máy khác ra, vào bảo dưỡng và lấy nhiên liệu
                         - Mỗi công trường đều có nơi tập kết máy móc để thuận lợi cho ciệc trông
                  coi, bảo vệ, cấp phát vật tư nhiên liệu nên phải để đúng vị trí qui định và đặt
                  máy trên nền đất ổn định, bằng phẳng
                         - Quá trình máy san làm việc phải định kỳ bảo dưỡng thay thế , điều chỉnh
                  các  bộ phận như  thay  dầu, thay  lọc  , điều  chỉnh  phanh  hoặc xu páp hay  sửa
                  chữa… Lúc này phải cho máy vào ga ra mới có đầy đủ các dụng cụ, vật tư cần
                  thiết. trước khi cho máy vào ga ra phải vệ sinh sạch sẽ bên ngoài  máy . Đặt máy
                  đúng nơi quy định không làm ảnh hưởng tới việc kiểm tra bảo dưỡng của các xe
                  máy khác
                         - Khi Vào ga ra phải được sự đồng ý của người phu trách máy, lên kế
                  hoạch bảo dưỡng, sửa chữa  trước và khi làm xong bảo dưỡng sửa chữa phải ghi
                  chép nhật trình và ký xác nhận  đầy đủ giữa thợ vận hành và người cấp vật tư,
                  người làm sửa chữa, bảo dưỡng
                  4. Tắt máy và vệ sinh máy
                  4.1. Tắt máy:
                         - Khi đã đặt máy đúng vị trí rồi, hạ lưỡi san, lưỡi xới sát đất, đạp hết chân
                  côn, giảm ga, ra hết số ( số không ), quan sát các đồng hồ báo xem có bình
                  thường không , sau đó tắt máy, cắt mát, vệ sinh trong ca bin, khóa cửa máy
                  4.2. Vệ sinh máy:
                         - Sau khi tắt máy phải vệ sinh bên ngoài máy cho sạch sẽ, mục đích của
                  việc vệ sinh máy là để  đảm bảo vệ sinh an toàn lao động, người thợ không bị
                  bẩn vào người và không bị bụi bẩn. Vệ sinh sạch sẽ máy còn giúp cho nhười thợ
                  quan sát các chi tiết, hệ thống trên máy có hiện tượng đề ốc hay rò rỉ chất lỏng
                  để phát hiện kịp thời để sử lý. Nếu còn thời gian ta có thể tiến hành làm bảo
                  dưỡng ca như bơm dầu bơm mỡ luôn để ca sau đi làm được bình tĩnh
                  5. Bàn giao máy Sau ca làm việc:
                  5.1. Bàn giao máy:
                         - Sau ca làm việc người thợ phải bàn giao công việc tại hiện trường và ký
                  sổ  nhật ký công trường cho người chỉ huy biết công việc đã làm được và công
                  việc phải làm tiếp theo để họ có kế hoạch bố trí cho ca sau
                         - Hết ca làm việc người thợ lái phải ghi nhật trình đầy đủ. Nội dung ghi
                  gồm có: ngày.. tháng… năm, nơi làm việc, nôi dung công việc, số giờ máy hoạt
                  động, nhiên liệu tiêu hao, khối lượng làm được, tình trạng kỹ thuật của máy và
                  ghi chú khác. Sau đó bàn gaio cho người làm ca sau xác nhận và ký nhận giữa
                  các ca với nhau và cả người giám sát chỉ huy công trường
                         - Sổ nhật ký và sổ nhật trình là cơ sở để đánh giá, xác nhận khối lượng
                  công việc liên quan đến lương, đánh giá được người vận hành máy có giữ gìn
                  bảo quản chăm sóc máy tốt không và nó còn giúp cho việc rà soát giờ làm việc
                  thực tế để bảo dưỡng đúng thời gian tránh lãng phí nhằm giữ gìn tuổi thọ của
                  máy.

                  4.2. Bàn giao dụng cụ của máy, trang thiết bị theo máy:
                                                              42
   40   41   42   43   44   45   46   47   48