Page 23 - Giao trinh dien tu Truong CD GTVT Trung uong I
P. 23

2. Mất ma sát trong cơ cấu phanh.
                         Cơ cấu phanh ngày nay thường dùng ma sát khô, vì vậy nếu bề mặt ma

                  sát dính dầu, mỡ, nước thì hệ số ma sát giữa má phanh và tang trống sẽ giảm,
                  tức là giảm mô men phanh sinh ra. Thông thường trong sử dụng do mỡ từ moay
                  ơ, dầu từ xi lanh bánh xe, nước từ bên ngoài xâm nhập vào, bề mặt má phanh,
                  tang trống chai cứng,… làm mất ma sát trong cơ cấu phanh. Sự mất ma sát xảy
                  ra không đồng thời trên các cơ cấu phanh nên sẽ làm giảm hiệu quả phanh và

                  gây lệch hướng chuyển động của ô tô khi phanh. Trường hợp này hành trình
                  bàn đạp phanh không tăng, nhưng lực trên bàn đạp dù có tăng cũng không làm
                  tăng đáng kể mô men sinh ra.

                         Nếu bề mặt ma sát bị nước xâm nhập thì có thể sau một số lần phanh nhất
                  định, mô men phanh sinh ra sẽ phục hồi lại trạng thái ban đầu.
                  3. Bó kẹt cơ cấu phanh.
                         Cơ cấu phanh cần thiết phải tạo cho bánh xe lăn trơn khi không phanh.
                  Trong một số trường hợp cơ cấu phanh bị bó kẹt do: bong tấm ma sát gốc phanh,

                  hư hỏng các cơ cấu hồi vị, do điều chỉnh không đúng, vật lạ rơi vào không gian
                  làm việc… Sự bó kẹt cơ cấu phanh còn có thể xảy ra trên cơ cấu phanh có
                  phanh tay và phanh chân làm việc chung trong cùng một cơ cấu phanh.

                         Sự bó kẹt cơ cấu phanh sẽ gây mài mòn không theo qui luật, phá hỏng
                  các chi tiết cơ cấu, đồng thời làm mất khả năng chuyển động của ô tô ở tốc
                  độ cao. Sự bó phanh khi không phanh làm tăng ma sát không cần thiết, nung
                  nóng các bề mặt ma sát trong cơ cấu phanh, do vậy hệ số ma sát giảm và giảm
                  hiệu quả phanh khi cần phanh. Khi có hiện tượng này có thể phát hiện thông qua

                  sự lăn trơn của ô tô hay kích bánh xe quay trơn, qua tiếng chạm phát ra trong cơ
                  cấu…
                  1.    Dẫn động điều khiển phanh thủy lực.

                  1. Khu vực xy lanh chính.
                          1.   Thiếu dầu phanh.
                         2.    Dầu phanh lẫn nước, sai chủng loại dầu.
                          3.   Rò rỉ dầu phanh ra ngoài, rò rỉ dầu phanh qua các gioăng, phớt
                               bao kín bên trong.

                          4.   Dầu phanh bị bẩn, nhiều cặn làm giảm khả năng cấp dầu hay tắc lỗ
                               cấp dầu từ buồng chứa dầu tới xy lanh chính.
                          5.   Sai lệch vị trí các pít tông dầu do điều chỉnh không đúng hay do

                               các sự cố khác.
                         6.    Nát hay hỏng các van dầu.
                         7.    Cào xước hay rỗ bề mặt làm việc của xy lanh.
   18   19   20   21   22   23   24   25   26   27   28