Page 98 - Giao trinh dien tu Truong CD GTVT Trung uong I
P. 98

95



               10.1.1. Khái niệm về tiết máy

                    Tiết mỏy ( Cũn gọi là chi tiết máy) là bộ phận không thể tháo rời ra được hơn nữa
               của máy.

                    Ví dụ: Ta không thể tháo rời vít, đai ốc hoặc bánh răng.
                      Tiết máy được chia làm hai nhóm:

                      + Tiết máy thông thường như: vít, đai ốc, đinh tán, vũng đệm, bánh răng v.v….

                      + Tiết máy đặc biệt như: Xi lanh, pi ston, thanh truyền, trục khuỷu.
                      Ngày nay hầu hết các chi tiết máy đề được tiêu chuẩn hóa nhằm mục đích bảo

               đảm tính đồng nhất và khả năng đổi lấn cho nhau, thuận lợi cho việc sử dụng và chế
               tạo hàng loạt.

               10.1.2. Khái niệm về cơ cấu truyền động
                      Cơ cấu truyền động là tập hợp các tiết máy dùng để truyền hoặc biến đổi một

               chuyển động sẵn có thành một chuyển động mong muốn, bao gồm:
                      - Cơ cấu truyền chuyển động quay, như cơ cấu bánh răng, cơ cấu xích, cơ cấu

               vít- trục vít, cơ cấu đai truyền, cơ cấu bỏnh ma sỏt (hỡnh 14-23).
                      - Cơ cấu biến đổi chuyển động như cơ cấu bánh răng – thanh răng (hỡnh 15-1),

               cơ cấu quay tay – con trượt (hỡnh 15-2), cơ cấu vít – đai ốc, cơ cấu cần đẩy, cơ cấu
               cam cần lắc, cơ cấu cu lít, cơ cấu bánh răng cóc.

                      Trong đó các cơ cấu bánh răng – thanh răng, cơ cấu tay quay – con trượt, cơ
               cấu vít đai ốc và cơ cấu cần đẩy đều biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh
               tiến và ngược lại. Các cơ cấu cam cần lắc và cơ cấu cu lít biến đổi chuyển động quy

               thành chuyển động lắc. Cấc cơ cấu bánh răng cóc và cơ cấu đĩa Man biến chuyển
               động quay liên tục thành chuyển động quay gián đoạn.

                      Trọng cơ cấu truyền động, một chi tiết máy hoặc một số chi tiết máy được
               ghép cứng với nhau tạo thành một vật thể có chuyển động tương đối với nhau được
               gọi là khâu, chỗ nối động hai khâu với nhau gọi là khớp.

                      Ví dụ: Thanh truyền trong cơ cấu tay quay – con trượt gồm các chi tiết máy
               như thân, nắp, bulông và nối trục là một khâu nối động với tay quay và con trượt

               bằng các khớp quay.
                      Để đơn giản, các khâu và khớp trong các cơ cấu đều được biểu diễn bằng lược

               đồ.
                      Cơ cấu truyền động nào cũng có một khâu cố định gọi là giỏ. Cỏc khõu cũn lại

               chuyển động tương đối với nhau. Khâu chuyển động cho trước gọi là khâu dẫn, các
               khâu phụ thuộc vào quy luật chuyển động của khâu dẫn gọi là khâu bị đón.

               10.1.3. Khái niệm về máy
   93   94   95   96   97   98   99   100   101   102   103