Page 104 - Giao trinh dien tu Truong CD GTVT Trung uong I
P. 104

101













               b. Ưu nhược điểm và phạm vi sử dụng

               * Ưu điểm
                       - Kết cấu đơn giản, dễ chế tạo, giá thành rẻ.

                       - Truyền động mềm dẻo, giảm được xung động khi tải trọng va đập.

                       - Vận hành êm và không ồn( Khi mối nối đai được thực hiện tốt).

                       - Do có sự trượt giữa đai với bánh đai nên khi quá tải đột ngột cũng không làm
               hỏng các chi tiết của bộ truyền.

                       - Đối với bộ truyền tốc độ chậm và trung bỡnh, cú thể châm trước phần nào về
               yêu cầu độ chính xác lắp ráp.

                       - Có thể truyền động giữa các trục xa nhau và giữa các trục được bố trí thích
               hợp trong không gian.

               b.Nhược điểm
                       + Kích thước không nhỏ gọn, nhất là khi truyền công suất lớn.

                       + Do có trượt đai nên không đảm bảo được độ chính xác về tỷ số truyền.

                       + Do phải có lực căng đai ban đầu nên áp lực lên trục và gối đỡ tăng lên so với
               truyền động bánh răng.

                       + Không sử dụng được ở những nơi kém an toàn do tính nhiễm điện của đai.
                       + Khi bị dầu khoỏng dớnh vào thỡ giảm khả năng làm việc và tuổi thọ.

               c. Phạm vi ứng dụng

                       Công suất truyền có thể đạt tới 2000 mó lực( Bộ truyền đặc biệt đến 3000
               KW)

               Tốc độ đai có thể đạt tới 30m/s đối với truyền động trung bỡnh, 50-60 m/s đối với
               truyền động tốc độ cao và 100- 120m/s đối với truyền động siêu cao.

               Tỷ số truyền có thể đạt tới i ≤ 5 nếu có thiết bị căng đai có thể đạt tới i ≤ 1

               10.3.2. Bộ truyền bánh ma sát
               a. Nhiệm vụ:

                       Bộ tuyền ma sát chỉ làm nhiệm vụ truyền cơ năng và tốc độ mà không thể thay
               đổi tỷ số truyền ( i không đổi )
   99   100   101   102   103   104   105   106   107   108   109